DHKT

Review trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch của 1 cựu sinh viên

28/07/2024

Xin chào các bạn SV Trường, các anh chị đi trước, các bạn đang theo học ở Trường và đặc biệt các bạn " MỚI" của Trường.

Tôi là Ái ( 27t) là một trong những cựu sinh viên của Trường Cao đẳng Kinh tế Kế Hoạch. Cũng như mùa tuyển sinh năm 2019, 2020, 2021 thì năm nay một số bạn gần nhà, em của bạn tôi, thậm chí một số bạn không quen đã ib hỏi tôi " Chị Ái Trường chị học tốt không ? Học cái j vậy chị ? bla bla " Tôi hiểu cảm giác của các bạn cũng như tôi của những năm trước.
Tôi xin phép trả lời những bạn đã hỏi và những bạn chưa hỏi cả những bạn chưa biết hỏi j ?
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KẾ HOẠCH ĐÀ NẴNG .
I. VẬY ! HỌC Ở ĐÂY CHÚNG TA ĐƯỢC GÌ?
1. Học Trường Công lập nhà nước nên học phí thấp, 1 học kỳ: từ 4,9 triệu - đến 6,5 triệu tùy ngành 
2. Thời gian đào tạo ngắn chỉ 2.5 năm, ra trường làm việc ngay
3. Chương trình đào tạo đa dạng
4. Cơ sở vật chất khang trang, khu thực hành hiện đại
5. Học liên thông lên Đại học chính quy ngay với 1,5 năm
6. Được học tiếng Trung, Nhật miễn phí
7. Môi trường học tập tốt, giảng viên nhiệt tình
8. Được sống và học tập tại Thành phố Đà Nẵng
9. Là trường TOP đầu miền trung
10. Được học bổng và cơ hội đi du học


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KẾ HOẠCH ĐÀ NẴNG xác định là một Trường Kinh Tế .

II . Vậy ! HỌC KINH TẾ RA LÀM GÌ?
Tài chính ngân hàng, kế toán kiểm toán, quản trị kinh doanh, marketing là 4 chuyên ngành nổi bật trong ngành Kinh tế. Trường Kinh Tế - Kế Hoạch đều có đào tạo.

1. Tài chính ngân hàng Tài chính - Ngân hàng:
là một ngành khá là rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ. Vì vậy có rất nhiều các lĩnh vực chuyên ngành hẹp tùy thuộc vào mục tiêu đào tạo của từng trường. Sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng được cung cấp kiến thức chung về khối khoa học cơ bản, khối ngành kinh tế, các kiến thức cơ bản của ngành như: tài chính, tiền tệ, kế toán, kinh tế, đồng thời được cung cấp các kiến thức chuyên sâu theo từng chuyên ngành cụ thể. Ngành Tài chính - Ngân hàng có nhiều chuyên ngành khác nhau: Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công, Tài chính quốc tế, Thuế, Hải quan, Kinh doanh chứng khoán, Định giá tài sản, phân tích chính sách tài chính, Thanh toán quốc tế, ... Sinh viên ra trường có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước ở trung ương hay địa phương; các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, hệ thống ngân hàng và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…. thuộc tất cả các thành phần kinh tế.

2. Kế Toán – Kiểm toán:
Trang bị các kiến thức chung về khối kinh tế, kiến thức cơ bản của ngành như tài chính, tiền tệ, kế toán tài chính, kế toán quản trị,… và các kiến thức chuyên sâu theo từng chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán.Người học được trang bị các kiến thức và nắm vững các chế độ tài chính – kế toán theo pháp luật, có khả năng điều hành công tác kế toán, kiểm toán nội bộ và tài chính ở các loại hình doanh nghiệp, thực hành và hướng dẫn thực hiện các công viejec kế toán, kiểm toán nội bộ,…

Hiện tại nhiều trường đã tách riêng đào tạo thành 2 ngành là Kế toán và kiểm toán . Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp… Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán có thể làm việc trong các bộ phận kế toán, tài chính, tài vụ, tín dụng của tất cả các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức,… Đầu ra của ngành rất rộng mở, hiện nay cả nước có khoảng 700.000 doanh nghiệp, nền kinh tế phát triển, các công ty mở ra càng nhiều, mỗi doanh nghiệp như vậy đều cần ít nhất 1-2 kế toán, chưa kể các công ty khoảng từ 50 người trở lên cần nhiều hơn thế. Bên cạnh đó chưa kể đến các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ,… đều cần kế toán.

3. Quản Trị kinh doanh:
Đào tạo sinh viên có nền kiến thức về kinh tế và quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, truyền thông kinh doanh, bưu chính viên thông giao thông vận tải và các lĩnh vực kinh doanh khác. Sinh viên có kĩ năng thực hiện toàn diện các chức năng quản trị doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên như: tạo lập doanh nghiệp mới, xây dưng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chính sách kinh doanh, chương trình, dự án kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp; tổ chức điều hành và kiểm soát quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích, chẩn đoán, đánh giá các doanh nghiệp,… hoặc đơn giản có thể làm việc ở các vị trí kinh doanh, marketing… ở bất kỳ doanh nghiệp nào.

4.Marketing:
Đây là một chuyên ngành trong ngành Quản trị kinh doanh, tuy nhiên hiện nay, chuyên ngành này đã được tách ra và là một ngành độc lập. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất (bộ phận nghiên cứu và phát triển, phòng thị trường…) các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận v.v… Môi trường làm việc của người làm marketing rất rộng mở. Thường xuyên phải đi lại, gặp gỡ, nghiên cứu, thống kê, báo cáo ... là đặc điểm của nghề này. Bên cạnh đó, áp lực công việc cao cũng đòi hỏi năng lực tư duy sáng tạo.Có thể làm trong các phòng ban và bộ phận thuộc chức năng quản trị marketing trong các doanh nghiệp kinh doanh: phòng tiêu thụ, phòng bán hàng, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, bộ phận nghiên cứu thị trường và bộ phận phát triển sản phẩm mới; các doanh nghiệp và tổ chức cung cấp các dịch vụ marketing chuyên môn hóa như: các công ty nghiên cứu thị trường, công ty quảng cáo, công ty tư vấn marketing; các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và hoạch định chính sách: các bộ, cơ quan quản lý kinh tế địa phương (Marketing vĩ mô), các tổ chức phi lợi nhuận: tổ chức chính trị - xã hội.
KHÔNG DỪNG LẠI !

Trường Kinh Tế - Kế Hoạch còn đào tạo nhiều ngành nghề khác thuộc TOP HÓT thị trường ngành nghề Xã Hội.

📷KINH TẾ: Quản trị Khách sạn, Tài chính ngân hàng, Kế toán (chuyên sâu kế toán doanh nghiệp và kế toán tổng hợp), Quản trị Kinh doanh (chuyên sâu Quản trị Marketing, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Kế hoạch đầu tư)

📷KỸ THUẬT: Công nghệ thông tin

📷XÃ HỘI:  Tiếng Anh (chuyên sâu tiếng anh du lịch, tiếng anh thương mại)

( Tôi là cựu SV theo học ngành kinh tế nên Tôi dừng lại ở đây và nó là một phần trong kinh nghiệm học được tại Trường và thực tiễn đi làm ở ngoài Xã Hội)

III. LÝ DO NGOÀI LỀ.
1.Trường Kế Hoạch nằm cạnh Trường Bách Khoa khả năng các bạn Nữ kiếm bồ có khi lại có Chồng làm Kỹ Sư rất cao (ví dụ là tôi Bồ tháng làm 20 triệu )
2.Trường nằm Quận Liên Chiểu một trong những Quận có đời sống thấp nhất TP Đà Nẵng nên các bạn chi trả các khoản như : Nhà trọ, tiền mua thức ăn, tiền sinh hoạt, kể cả Trà Sữa vẫn bán khá rẻ so với Khu vực Phố. ( Nhác lại nhớ cái thời đi chợ Sinh Viên mua 5k thịt về nấu canh ).
3. Đã là một Quận phát triển nên cơ hội cho các bạn muốn tìm việc làm thêm rất cao ( xưa tôi đi học làm thêm mua được xe máy đó nhé)
4.Trường nằm ngay ngoài đường, các bạn ở khác Tỉnh mỗi lần ra nhà chỉ cần ra đường vẫy tay cái có xe ra, vào “ Hạ cánh nơi anh “ quá tiện. Chưa kể lở Mẹ có gửi gạo vào cũng dễ mà đi lấy ( Tôi nhớ Tôi có con bạn học Trường CĐ Nghề mỗi lần vào ra quê phải người chở lên Bến đón xe or thuê Grab quá tốn tiền) .
5. Các bạn có người anh chị đi đầu chỉ dẫn, giúp đỡ ( ví dụ như Tôi . hihi) Tôi thấy đợt dịch Trường quá tuyệt luôn, các anh chị khóa Trước , Đoàn SV hổ trợ tuyệt vời .

VẬY ĐỦ CÁC BẠN HỌC TRƯỜNG KẾ HOẠCH CHƯA NÀO.
Cảm ơn các bạn đã đọc hết ! 1 Tim


manganelo