Giới thiệu Khoa kinh tế cơ sở CEP

GIỚI THIỆU KHOA KINH TẾ CƠ SỞ - TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KẾ HOẠCH ĐÀ NẴNG (CEP)

Khoa Kinh tế - Cơ sở được thành lập cùng với sự ra đời, tồn tại, phát triển 45 năm qua của nhà trường, với tên gọi ban đầu là tổ bộ môn Cơ bản – Cơ sở, sau đó là khoa Cơ bản – Cơ sở; ngày 11/12/2013 được đổi tên thành Khoa Kinh tế - Cơ sở theo Quyết định số 408/QĐ-KTKH-TCHC của Hiệu trưởng nhà trường và đến ngày 12/5/2021 Khoa đón nhận thêm thành viên mới là tổ bộ môn Luật theo Quyết định số 607/QĐ-BKHĐT của Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đội ngũ của Khoa hiện nay gồm 24 giảng viên cơ hữu và 10 giảng viên kiêm nhiệm thuộc các tổ bộ môn gồm: tổ bộ môn Kinh tế - Thống kê, tổ bộ môn Toán, tổ bộ môn Thể dục - Quân sự, tổ bộ môn Chính trị, tổ bộ môn Luật.

Khoa có chức năng giảng dạy và quản lý chuyên môn các học phần thuộc khối kiến thức cơ bản, cơ sở cho tất cả các bậc đào tạo và ngành đào tạo trong trường; thực hiện việc biên soạn giáo trình, tập bài giảng, tài liệu học tập khi được phân công; xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực chuyên môn của khoa; quản lý, điều hành trực tiếp đội ngũ giảng viên và một số công việc khác theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường; ngoài ra khoa còn tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục chính trị và phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi, trách nhiệm được giao.

Trong các năm qua, tất cả giảng viên trong khoa đều thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy của nhà trường, cùng nhà trường vượt qua giai đoạn khó khăn thử thách này. Với số lượng sinh viên ít nên dẫn tới khối lượng giảng dạy ít, hầu hết các giảng viên không đủ khối lượng công việc. Chính từ thực trạng đó nên trong những năm gần đây rất nhiều giảng viên của khoa đã được điều chuyển đến các đơn vị khác làm công tác phù hợp và tất cả giảng viên trong diện hợp đồng phải chấm dứt hợp đồng.

Bên cạnh công tác giảng dạy, hầu hết các giảng viên tích cực làm công tác nghiên cứu khoa học: các giảng viên thuộc các tổ bộ môn trong Khoa đã tham gia công tác nghiên cứu khoa học như tham gia các đề tài khoa học cấp cơ sở, viết bài đăng trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành, hội thảo khoa học cấp trường, hội thảo quốc gia,... Ngoài ra, các giảng viên còn tích cực chỉnh sửa, bổ sung nội dung giáo trình, bài giảng, xây dựng bài tập tình huống, ngân hàng câu hỏi, đề thi do khoa phụ trách để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá học sinh sinh viên của toàn trường.

Nhận thức được tầm quan trọng của thực tiễn, gắn thực tiễn với quá trình giảng dạy tại Trường, đặc biệt khi Trường chuyển sang đào tạo theo hệ cao đẳng nghề, tất cả các giảng viên của khoa đã tích cực đi cơ sở, nghiên cứu, viết báo cáo thực tế nhằm bổ sung tri thức, kinh nghiệm vào quá trình giảng dạy.

Ngoài các nhiệm vụ trên, giảng viên trong Khoa còn tham gia thực hiện các công việc khác của Nhà trường như tham gia công tác chủ nhiệm lớp, các giảng viên được cử tham gia làm công tác này đã ngày càng chú trọng và thực hiện đúng các quy trình trường yêu cầu, bám sát lớp, theo dõi tình hình học tập, rèn luyện của sinh viên; tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, đáp ứng tốt yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, tập thể giảng viên của Khoa luôn đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển; luôn tích cực tham gia các hoạt động do Nhà trường và các đoàn thể trong trường tổ chức như hoạt động thể thao, văn nghệ, đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng,….

Trong thời gian tới, phát huy truyền thống 45 năm xây dựng và phát triển của Nhà trường, tất cả giảng viên trong cùng nhau đoàn kết, nỗ lực phấn đấu cùng nhà trường vững bước tiến lên. Khoa chú trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên về chất lượng, tạo điều kiện hơn nữa cho giảng viên học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ đặc biệt là trình độ Tiến sĩ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Nhà trường và xã hội.


123movies