DHKT

KẾT QUẢ QUAN TRỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NĂM 2019

31/05/2022

KẾT QUẢ QUAN TRỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NĂM 2019

ThS. Lê Thị Thùy Dung  - Khoa Tài chính Ngân hàng

Tóm tắt

Trải qua chặng đường 20 năm không ngừng nỗ lực phấn đấu, vị trí và vai trò của ngành Chứng khoán Việt Nam đã từng bước khẳng định vị rõ nét trong nền kinh tế. Để đạt mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 với không ít khó khăn, thách thức, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã và đang thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm để phát triển ổn định, bền vững TTCK Việt Nam. Năm 2019, TTCK để lại nhiều kết quả quan trọng đối với nền kinh tế cũng như hoạt động của các tổ chức tài chính tín dụng.

Từ khóa: Chứng khoán, cổ phiếu, chỉ số, điểm, giao dịch, hoạt động, kinh tế, thị trường, trái phiếu, vốn hóa,

1. Tình hình thị trường chứng khoán năm 2019

1.2. Thị trường chứng khoán thế giới năm 2019

TTCK thế giới năm 2019 diễn biến tích cực khi vào những tuần cuối năm, tất cả chỉ số đều tăng điểm mạnh. Cụ thể, các chỉ số Dow Jones, S&P 500, Nasdaq của Mỹ, CAC 40 (Pháp), DAX (Đức), Nikkei 225 (Nhật Bản), Shanghai Composite (Trung Quốc), Taiwan Weighted (Đài Loan) có mức tăng điểm lần lượt ở mức (+22,24%, +28,71%, +34,60%, +27,48%, +25,22%, +20,93%, +23,72%, +25,57%).

Các TTCK có một năm diễn biến sôi động, dù đầu năm còn ảm đạm và suy giảm nhưng đến những tháng cuối năm, tổng vốn hóa tăng thêm hơn 17.000 tỷ USD, theo tính toán từ Deutsche Bank. Theo đó, tổng vốn hóa chứng khoán thế giới hồi đầu năm dưới 70.000 tỷ USD, con số này hiện đã vượt mốc 85.000 tỷ USD. Riêng phố Wall thống trị đợt tăng năm nay với các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Russell 2000 đều tăng hơn 20%. Cổ phiếu các công ty công nghệ lớn có một năm thành công, như cổ phiếu Apple tăng giá 80%, cổ phiếu Facebook tăng 57%.

Nguyên nhân của những biến động trên TTCK thế giới chủ yếu từ:

Một là: Sau cuộc chiến thương mại kéo dài, đến tháng 12/2019,đã có bước đột phá trong cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung làm dịu căng thẳng và tạo tâm lý ổn định cho các nhà đầu tư chứng khoán.

Hai là: năm 2019, Fed thay đổi quan điểm, sau khi tăng lãi suất trong năm 2018 với lý do kinh tế Mỹ đã phục hồi từ Đại suy thoái. Đến tháng 7/2019, Fed lo ngại về triển vọng kinh tế và bắt đầu hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng, chuyển hướng khỏi lộ trình chính sách đưa ra trước đó. Lãi suất thấp hơn có lợi cho các doanh nghiệp, tốt cho thị trường chứng khoán. Fed nới lỏng chính sách tiền tệ là nền tảng tốt để TTCK thế giới tăng phần lớn phiên giao dịch năm 2019.

Ba là: Cuộc tổng tuyển cử ở Anh vào đầu tháng 12/2019 với kết quả ông Boris Johnson thắng lớn với đa số áp đảo sau khi đảng Bảo thủ thắng đảng Lao động ở khu vực bầu cử truyền thống báo hiệu việc nước Anh rời EU sẽ suôn sẻ đã khích lệ tâm lý các nhà đầu tư trên toàn cầu, nhất là vào những tuần cuối năm 2019.

 

Biểu đồ 1: Diễn biến giá trị vốn hóa năm 2019

Description: https://i.ndh.vn/2019/12/25/106311307-1577194446629jesse-7267-1577238713.png

Nguồn: https://www.worldbank.org/en/country/vietnam

1.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam

Năm 2019, TTCK Việt Nam có diễn biến trái chiều. Theo đó, TTCK thăng hoa trong 3 tháng đầu năm với diễn biến tích cực khi vượt ngưỡng 1.000 điểm nhưng những tháng cuối năm thị trường sụt giảm nhẹ. Chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm 2019, chỉ số VN-Index đạt 960,99 điểm, tăng 7,7% so với cuối năm 2018; HNX-Index đạt 102,51 điểm, giảm 1,65% so với cuối năm 2018.

BẢNG 1: GIAO DỊCH CỔ PHIẾU TẠI HSX NĂM 2019

 

VN-Index (điểm)

Khối lượng giao dịch (Cổ phiếu)

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Tháng 1

891,75-910,65

2.906.760.180

                58.512,58

Tháng 2

908,67-965,47

2.893.114.720

                64.531,80

Tháng 3

979,63-980,76

4.512.850.480

                98.369,23

Tháng 4

988,53-979,64

3.197.816.520

                65.022,12

Tháng 5

978,50-959,88

3.474.142.620

                84.881,54

Tháng 6

946,47-949,94

3.163.094.860

                72.100,51

Tháng 7

965,61-991,66

3.582.389.780

                85.618,60

Tháng 8

997,39-984,06

7.903.014.140

              191.881,37

Tháng 9

979,36-996,56

3.427.055.710

                79.123,49

Tháng 10

999,59-998,82

4.269.071.160

                88.690,82

Tháng 11

1015,59-970,75

4.256.525.120

                93.734,46

Tháng 12

959,31-960,99

4.937.323.460

                96.940,36

Nguồn: HSX

 

BẢNG 2: GIAO DỊCH CỔ PHIẾU TẠI HNX NĂM 2019

 

HNX-Index (điểm)

Khối lượng giao dịch (Cổ phiếu)

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Tháng 1

102,67-102,88

                   629.217.088

                  8.717,89

Tháng 2

103,34-105,86

                   583.599.790

                  7.768,18

Tháng 3

107,26-107,44

                1.048.158.077

                13.130,26

Tháng 4

107,72-107,46

                   630.994.585

                  7.886,11

Tháng 5

107,00-104,35

                   736.714.354

                  9.222,94

Tháng 6

103,28-103,51

                   545.094.301

                  6.437,63

Tháng 7

104,09-104,43

                   649.004.547

                  9.151,15

Tháng 8

103,88-102,32

                   600.278.058

                  8.225,77

Tháng 9

101,40-105,05

                   561.342.464

                  7.254,82

Tháng 10

105,85-105,19

                   666.749.259

                  9.245,87

Tháng 11

105,75-102,50

                   519.933.089

                  6.522,56

Tháng 12

100,90-102,51

                   746.311.961

                  8.528,74

Nguồn HNX

 

BẢNG 3: GIAO DỊCH CỔ PHIẾU TẠI UPCOM NĂM 2019

 

Upcom-Index (điểm)

 Khối lượng giao dịch (Cổ phiếu)

 Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Tháng 1

52,79-54,78

                   281.285.397

                  5.627,96

Tháng 2

54,81-55,13

                   224.975.686

                  4.793,36

Tháng 3

55,68-57,50

                   390.877.694

                  7.225,86

Tháng 4

57,27-56,23

                   257.402.684

                  4.912,82

Tháng 5

55,90-55,13

                   319.747.540

                  6.406,75

Tháng 6

54.80-55,65

                     28.969.470

                  5.530,33

Tháng 7

55,17-58,89

                   379.721.734

                  7.669,22

Tháng 8

58,84-57,83

                   426.801.097

                10.771,88

Tháng 9

57,31-56,78

                   280.584.667

                  5.430,10

Tháng 10

56,84-56,23

                   237.572.437

                  5.132,81

Tháng 11

56,22-55,66

                   259.311.818

                  4.977,41

Tháng 12

55,52-56,56

                   301.938.575

                  5.334,05

Nguồn HNX

Nguyễn nhân của những biến động trên TTCK Việt Nam là do:

Một là: Tăng trưởng lợi nhuận đột biến của ngành bất động sản trong giai đoạn cuối năm 2017, 2018 và đầu năm 2019 nên một số doanh nghiệp những ngành này đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng vượt trội. Bên cạnh đó, nhóm ngành ngân hàng tăng trưởng mạnh trong năm 2018, 2019 (+22%), chủ yếu đến từ các khoản thu hồi nợ xấu, giảm trích lập dự phòng và hiện thực hóa trái phiếu đầu tư.

Hai là: Chi phí sản xuất chịu áp lực lớn từ việc giá xăng, dầu và than tăng mạnh. Cùng với đó, chi phí nguyên vật liệu đầu vào (giá vải sợi, giá thép...) của một số doanh nghiệp ngành xây dựng và dệt may cũng bị đẩy lên cao. Giá điện tăng mạnh gián tiếp làm thay đổi trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh và gặp khó khăn hơn vào cuối năm 2019.

Ba là: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục là yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn đến TTCK toàn cầu nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng. Các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh gay gắt với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc do Nhân Dân Tệ mất giá mạnh và việc hàng hóa Trung Quốc tìm thị trường thay thế khi bị Mỹ áp thuế.

2. Kết quả quan trọng của TTCK Việt Nam năm 2019

TTCK Việt Nam khép lại năm 2019 đầy biến động với những kết quả quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK nói chung cũng như nhà đầu tư nói riêng trong thời gian tới, đó là:

2.1. Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi

Ngày 26/11/2019, Luật Chứng khoán sửa đổi chính thức được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Luật Chứng khoán 2019 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 và có nhiều điểm mới đáng chú ý:

1. Sẽ thành lập 1 sở giao dịch chứng khoán khi có đủ điều kiện

2. Bổ sung thêm nhiều hành vi bị nghiêm cấm

3. Phải đưa cổ phiếu, trái phiếu lên sàn khi kết thúc đợt chào bán

4. Chào bán chứng khoán được thống nhất với Luật Doanh nghiệp

5. Quy định chặt chẽ điều kiện bán cổ phiếu của công ty

6. Chỉ được bán thêm cổ phiếu nếu có lãi

7. Sẽ thành lập Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. 

Bên cạnh đó, Luật mới đã nâng điều kiện trở thành công ty đại chúng từ mức vốn điều lệ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng; sửa đổi, bổ sung điều kiện về cơ cấu cổ đông. Luật mới cũng đồng thời làm mới quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng, nhằm kiểm soát tốt hơn chất lượng doanh nghiệp lên sàn chứng khoán, qua đó giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư. Về phía nhà đầu tư, lần đầu tiên Luật Chứng khoán định danh nhà đầu tư chuyên nghiệp, trong đó, các cá nhân có giá trị danh mục từ 2 tỷ đồng trở lên sẽ được xếp vào khối nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Luật bổ sung thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc yêu cầu các tổ chức, cá nhân, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp viễn thông cung cấp thông tin có liên quan để xác minh, xử lý các hành vi bị cấm; nâng mức phạt tiền tối đa đối với hành vi thao túng thị trường, giao dịch nội bộ là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 5 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân. Đối với các hành vi vi phạm khác, mức phạt tiền tối đa là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân. Điều này sẽ làm cho hoạt động đầu tư trên TTCK lành mạnh, ổn định, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư chứng khoán.

2.2. Phê duyệt Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán Việt Nam 

Nhằm mục tiêu tiếp tục cơ cấu lại toàn diện thị trường chứng khoán, ngày 28/02/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 242 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025". Theo đó, Chính phủ cũng đặt ra mục tiêu quy mô thị trường cổ phiếu đạt mức 100% GDP vào năm 2020 và 120% GDP vào năm 2025, quy mô thị trường trái phiếu đạt mức 47% GDP vào năm 2020 và 55% GDP vào năm 2025. Số lượng công ty niêm yết đến năm 2020 tăng 20% so với năm 2017. Số lượng nhà đầu tư trên thị trường đạt mức 3% dân số vào năm 2020 và 5% dân số vào năm 2025. Đề án cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2025, chất lượng quản trị công ty trong các công ty niêm yết của Việt Nam đạt mức bình quân ASEAN6. Đồng thời, trước năm 2025, nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trên danh sách các thị trường mới nổi. Riêng với khối ngân hàng thương mại, Đề án của Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu đến hết năm 2020, toàn bộ các ngân hàng niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức. Việc thực hiện đề án này đang được thực hiện, đảm bảo những điều kiện thuận lợi để TTCK hoạt động ngày càng ổn định và hiệu quả.

2.3. VN-Index 2 lần vượt 1000 điểm, vốn hóa thị trường vượt 100% GDP

TTCK Việt Nam khởi đầu năm 2019 tương đối khởi sắc, chỉ số VN-Index liên tục đi lên mạnh mẽ và vượt ngưỡng tâm lý quan trọng 1.000 điểm chỉ sau chưa đến 3 tháng. Tuy nhiên, sự hưng phấn không duy trì được lâu, thị trường bước vào nhịp điều chỉnh sâu, thậm chí có thời điểm rơi xuống sát mốc 940 điểm. Từ vùng đáy, thị trường bắt đầu ổn định trở lại và dần diễn biến tích cực hơn. VN-Index liên tục giao động với biên độ hẹp dần tạo thế tích lũy trong xu hướng đi lên và có lần thứ 2 chinh phục ngưỡng 1.000 điểm vào cuối tháng 10. Sự bùng nổ sau đó khiến giới đầu tư bắt đầu lạc quan về mục tiêu hướng đến đỉnh lịch sử 1.200 điểm mà thị trường từng đạt được vào tháng 4/2018. Tuy nhiên, áp lực chốt lời mạnh tại vùng kháng cự kỹ thuật 1.020 điểm khiến VN-Index mất đà và rơi sâu về vùng 950 điểm. Hiện tâm lý nhà đầu tư đã có phần ổn định hơn, thị trường tiếp tục quá trình tích lũy chờ định hình xu hướng mới.

Biểu đồ 2: Diễn biến chỉ số VN-Index từ đầu năm 2019

 

Description: https://image.bizlive.vn/uploaded/hact/2019_12_15/vnindex_oice.jpg

Nguồn: HSX

Tính đến hết tháng 11, quy mô vốn hóa toàn thị trường đạt 5.599.969 tỷ đồng, tăng 10,18% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với 101,04% GDP. Trong đó, vốn hóa trên sàn HoSE đạt 3.309.515 tỷ đồng, sàn HNX đạt 185.138 tỷ đồng, sàn UpCOM đạt 921.211 tỷ đồng và thị trường TPCP/TPDN đạt 1.184.104 tỷ đồng.

Mức vốn hóa này được kỳ vọng sẽ gia tăng mạnh trong các năm tới nhờ xu hướng tăng điểm của các chỉ số chính, xu hướng mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài và tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước được thúc đẩy. Bên cạnh đó là các hoạt động phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), niêm yết, huy động vốn trên TTCK của các doanh nghiệp tư nhân trong nước.

2.3. Ra đời sản phẩm mới Chứng quyền có đảm bảo (CW)

Sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (Cover Warrant – CW) được đưa vào giao dịch từ 28/6 đánh dấu sự ra đời của sản phẩm phái sinh thứ hai, sau hợp đồng tương lai. CW là sản phẩm do CTCK phát hành dựa trên 26 chứng khoán cơ sở trong nhóm VN30 được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán cho phép. Từ đó, CTCK sẽ lựa chọn các chứng khoán cơ sở đánh giá có tiềm năng tăng trưởng để phát hành CW.

Với đặc điểm là tỷ lệ đòn bẩy cao hơn giao dịch ký quỹ, chứng quyền thu hút được nhiều nhà đầu tư cá nhân, mà không làm gia tăng rủi ro mất thanh toán từ khối nhà đầu tư cá nhân. Hơn nữa, chứng quyền giúp gia tăng tính thanh khoản cho tài sản cơ sở thông qua hoạt động giao dịch tài sản cơ sở của nhà phát hành để phòng hộ rủi ro.

Tính đến tháng 12/2019, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 2,81 triệu chứng quyền, giá trị giao dịch bình quân đạt 7,44 tỷ đồng. Tuy nhiên, chứng quyền được phát hành chỉ là chứng quyền mua, vì vậy người nắm giữ chứng quyền chỉ hưởng lợi nếu giá cổ phiếu cơ sở tăng. Bên cạnh các yếu tố hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, điều này cũng dẫn tới hiệu ứng tăng giá mạnh của một số cổ phiếu cơ sở như FPT tăng hơn 36%, MWG tăng 32% chỉ trong vòng 4 tháng kể từ khi ra mắt chứng quyền. 

CW được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện cấu trúc sản phẩm, thúc đẩy hoạt động giao dịch trên thị trường cổ phiếu, hỗ trợ tái cấu trúc hoạt động của CTCK…

Description: https://image.bizlive.vn/uploaded/hact/2019_12_21/cw_axua.jpg

2.4. Trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ, trái phiếu chính phủ tiến triển tích cực 

Năm 2019, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bùng nổ với tổng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong 11 tháng 2019 ước tính đạt 237.000 tỷ đồng, tăng 6% so cùng kỳ năm 2018. Như vậy, tính đến hết năm 2019, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã tương đương 10,26% GDP. Đặc biệt, thị trường này chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ của khối doanh nghiệp bất động sản với quy mô phát hành khoảng 71.000 tỷ đồng. 

Trái phiếu bất động sản là nhóm có lãi suất cao nhất, có một số đợt doanh nghiệp đã huy động với lãi suất 15% hoặc thả nổi, trở thành câu chuyện tâm điểm, được Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính quan tâm, giám sát rủi ro trên thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, nhìn lại cả năm cho thấy, với con số 94,3% trái phiếu bất động sản phát hành có lãi suất dưới 12%/năm. 

Trên thị trường trái phiếu chính phủ, năm 2019, qua hoạt động đấu thầu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã huy động được khoảng 215.000 tỷ đồng, tập trung tại các kỳ hạn 10 năm và 15 năm. Tính đến cuối năm 2019, kỳ hạn bình quân trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành đã được nâng lên mức 13,6 năm. Điều đặc biệt là lãi suất trúng thầu giảm trên tất cả các kỳ hạn, lãi suất huy động các kỳ hạn từ 5 năm đến 30 năm vào cuối năm 2019 giảm từ 78 - 183 điểm cơ bản. 

Việc tập trung phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài với chi phí huy động vốn hợp lý đã tạo điều kiện cho Chính phủ tăng vay nợ tại thị trường trong nước, giảm vay nợ nước ngoài, góp phần giảm rủi ro của danh mục nợ công. 

            Trên thị trường thứ cấp, thanh khoản thị trường tiếp tục ghi nhận mức tích cực, với khoảng khoảng 9.000 tỷ đồng trên phiên. Đây là yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư và thúc đẩy TTCK phát triển.

2.5. Vốn ngoại gây ấn tượng với các thương vụ mua lớn 

Năm 2019, dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam có sự dịch chuyển tập trung thông qua các thương vụ mua cổ phần lớn. Các thương vụ tiêu biểu là:

(1) SK Group - tập đoàn đến từ Hàn Quốc đã chi khoảng 23.300 tỷ đồng (1 tỷ USD) để mua 154,3 triệu cổ phiếu phát hành theo phương án chào bán riêng lẻ từ Vingroup và mua lại 51,4 triệu cổ phiếu thứ cấp từ VinCommerce, với giá trung bình là 113.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi hoàn tất chào bán cổ phần, vốn điều lệ của Vingroup sẽ tăng lên gần 34.299 tỷ đồng trong đó SK Group là cổ đông nước ngoài lớn nhất nắm giữ 6,15% vốn điều lệ. Theo Trung tâm nghiên cứu của Samsung, thương vụ rót vốn của SK Group vào Vingroup cho thấy tín hiệu thay đổi của dòng vốn Hàn Quốc vào Việt Nam.

(2) Ngay đầu năm 2019, GIC Private Limited ("GIC") – Quỹ đầu tư quốc gia của Singapore và Mizuho Bank Ltd ("Mizuho") – một trong những định chế tài chính lớn nhất của Nhật Bản đã tham gia mua cổ phần của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Trong khi, GIC mua 94.442.442 cổ phần mới tương đương với việc sở hữu 2,55% cổ phần thì Mizuho cũng mua thêm 16.666.431 cổ phần mới để duy trì mức sở hữu 15,0% cổ phần tại ngân hàng có vốn hóa lớn nhất Việt Nam thời điểm đó. Thương vụ mang về cho Vietcombank khoảng 6,2 nghìn tỷ đồng (tương đương với khoảng 265 triệu USD).

(3) KEB Hana Bank của Hàn Quốc mua 15% cổ phần BIDV.  Thương vụ vừa được hoàn tất trong tháng 11 vừa qua, theo đó KEB Hana đã chi khoảng 20.300 tỷ đồng (tương đương với khoảng 1.000 tỷ won, trị giá khoảng 882 triệu USD) để sở hữu 603,3 triệu cổ phần và cam kết nắm giữ tối thiểu 5 năm đồng thời hỗ trợ BIDV không giới hạn trong 6 lĩnh vực quan trọng. Giao dịch này giúp BIDV trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam với 40.220 tỷ đồng.

(4) Vietcombank cũng hoàn tất việc bán liên doanh bảo hiểm VCLI cho Tập đoàn FWD Sumitomo Life mua 41 triệu cổ phần BVH trị giá 173 triệu USD.

Trong khi đó, trên TTCK niêm yết, dòng vốn ngoại mua ròng tính đến cuối năm đạt 2.599 tỷ đồng, với 4.379 tỷ đồng mua ròng tại HOSE và 1.780 tỷ đồng bán ròng trên sàn HNX. Sau những thương vụ bán vốn nhà nước thành công trong 3 năm trở lại đây, mà SCIC với vai trò cổ đông lớn, đã tạo dựng nên những dấu ấn quan trọng và kinh nghiệm quý cho việc thực hiện những thương vụ bán vốn nhà nước thành công sau này.

Điều này chứng tỏ TTCK Việt Nam đã thu hút dòng vốn ngoại rất lớn, tạo thêm nguồn vốn cho các doanh nghiệp đầu tư hoạt động kinh doanh.

2.6. Lần đầu tiên bỏ phí sàn môi giới chứng khoán, làm thay đổi cục diện cạnh tranh trong khối công ty chứng khoán 

Thông tư số 128/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính (quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam) được ban hành, trong đó chỉ quy định mức trần giá dịch vụ môi giới mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm là 0,5% giá trị giao dịch, mà không còn quy định về mức sàn 0,15% như quy định cũ. 

Sau khi thông tư có hiệu lực thi hành, kể từ ngày 15/2/2019, nhiều công ty chứng khoán lập tức triển khai chương trình giảm phí giao dịch về 0% nhằm thu hút nhà đầu tư tham gia. 

Trên thị trường chứng khoán hiện nay có hơn 70 công ty chứng khoán, nhưng 10 công ty Tốp đầu thường xuyên nắm giữ 65 - 70% thị phần môi giới. Việc dỡ bỏ mức sàn phí giao dịch đã tạo nên gây thêm sức ép lên tình hình cạnh tranh vốn đã rất căng thẳng trên thị trường môi giới chứng khoán. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh trong ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo, phát triển hệ thống giao dịch cũng sẽ góp phần thay đổi cục diện cạnh tranh trong khối công ty chứng khoán trong năm tới.

            Nhìn lại năm 2019, kinh tế tăng trưởng tốt nhưng TTCK được nhìn nhận là chưa có sự phát triển đồng nhịp. Thế nhưng, TTCK Việt Nam năm 2020 được đánh giá là sẽ có những yếu tố tích cực hơn, cùng với đó là các giải pháp nhằm nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nỗi được đẩy mạnh triển khai. Chính sức ép từ nâng hạng thị trường sẽ thúc đẩy cơ quan quản lý thực thi sâu rộng hơn các bước cải cách nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu hội nhập quốc tế. Đặc biệt, sau khi Luật chứng khoán mới được ban hành, TTCK Việt Nam sẽ ngày càng ổn định và đảm bảo phát triển.

Tài liệu tham khảo

1. Các website: ; , ; www.nfsc.gov.vnhttp://www.ssc.gov.vnhttps://www.hsx.vn/https://www.hnx.vn/vi-vn

2. Tu, W., & Han, L. (2010, December). Foreign ownership and stock return volatility. In Information Science and Engineering (ICISE), 2010 2nd International Conference on (pp. 261-264). IEEE;

 

 

 


123movies